• Cách tra cổ áo thun

  • Mã sản phẩm: 07
  • Giá : Liên Hệ
  • Minh Gia Huy hướng dẫn các bạn cách tra cổ áo thun cổ trụ và áo thun cổ tròn
Thông tin sản phẩm

CÁCH TRA CỔ ÁO THUN CỔ TRỤ

Sau bước bổ trụ áo thun thì các bạn đến bước tra cổ áo thun. Việc tra cổ áo thun chủ yếu dùng máy vắt sổ là chủ yếu và dùng máy may 1 kim để giằng lại. 

Bạn đánh dấu và dùng bấm chỉ bấm giữa trụ của cổ áo. Sau đó, kẹp cổ áo và dùng máy vắt sổ chạy vắt khoảng 3mm vòng quanh thân trước và thân sau của áo thun đến đoạn giữa của trụ đã đánh dấu bên kia thân áo. Để việc may được dễ dàng thì bạn cần cắt gọt bớt phần dày của cổ áo để lúc vắt sổ không bị gãy kim, đứt chỉ... và chạy dễ dàng hơn. Trong quá trình vắt sổ cần nắm giữ chặt cổ áo và thân áo để không bị trượt.

Sau đó, dùng máy vắt sổ hoặc máy một kim chạy đường xương cá cho cổ áo, chiều dài của đường xương cá tương ứng với cổ áo. Chạy hai đường bằng máy một kim để giữ đường xương cá lại cho chắc chắn. Nếu gắn size thì các bạn gắn trong giai đoạn may này nhé

Cách tra cổ áo thun

Cách tra cổ áo thun cổ trụ

TRA CỔ ÁO THUN CỔ TRÒN

Đối với áo thun cổ tròn, sau khi bạn ráp một bên áo thì bắt đầu ráp cổ. 

Chú ý: Dùng máy vắt sổ để ráp cổ áo, dùng tay phải căng cổ áo vừa phải không quá mạnh, không quá lỏng việc giữ cổ áo này thì tạo ra cổ áo thun nhỏ hơn lớn. Sau khi xong việc vắt sổ dùng máy may một kim với chân vịt cự ly 3mm để giằng lại thêm một đường nữa.

Cách tra cổ áo thun cổ tròn

Bạn muốn tìm hiểu thêm về " Cách khâu vắt" thì theo link màu hồng nhé !!!

Áo thun có cổ có nhiều chất liệu vải khác nhau và được sản xuất và dệt khác nhau. Qua bài sau mình sẽ viết thêm chủ đề về chất liệu vải và quy trình dệt trong bài này luôn

CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN VẢI

Vải là sản phẩm dạng tấm có tính chất mềm mại, che phủ và ôm rủ cơ thể con người nhưng chúng phải có tác dụng cơ lý, hóa học mà nó phải chịu đựng hàng ngày. Vải thường dệt hay gia công từ xơ sợi, những quá trình được thực hiện trong quá trình sản xuất dệt, in và nhuộm hoàn tất. Việc biến đổi vật liệu từ dạng một chiều sang dạng hai chiều hay từ dạng đường sang dạng mặt có nhiều nguyên lý khác nhau. Nguyên lý liên kết các sợi hay liên kết các sợi lại với nhau bằng cách cài được sử dụng phổ biến nhất và lâu đời nhất. Hình thành vải bằng nguyên liệu dệt thoi cho phép tạo ra sản phẩm này với độ che phủ lớn ít tốn kém nguyên liệu và có độ che phủ lớn và có nhiều tính năng nổi trội. Tuy nhiên quy trình gia công tương đối phức tạp và có năng suất thấp. Mặc dù cho đến ngày hôm nay có nhiều nguyên lý vải được hình thành và được phát minh và triển khai vào sản xuất nhưng khối lượng vải dệt thoi được tạo ra hằng năm trên thế giới vẫn chiếm đầu bảng và số lượng các máy dệt theo nguyên lý này vẫn còn thông trị trong cac nhà máy dệt tương lai.

Người ta cũng tạo ra các tấm vải từ các sợi nhỏ bằng cách dùng kim móc. Cấu trúc của sản phẩm này có dạng là tập hợp các vòng sợi liên kết với nhau, chúng có độ xốp và độ đàn hồi lớn, cũng như co giãn lớn. Đây là nguyên lý dệt kim chúng được biết đến từ xa xưa nhưng được phát triển mạnh khi ngành chế tạo máy ra đời và phát triển vật liệu học của nhân loại đạt đến trình độ tương đối cao từ thế kỷ XX.  Công nghệ sản xuất vải dệt kim cùng với các thiết bị mới ra đời đã gia công được nhiều mặc hàng phong phú, phức tạo không chỉ ở dạng vải tấm, mà còn có các sản phẩm được định hình rất thuận tiện cho người dùng. Tuy là ngành sản xuất vải có tuỏi đời tương đối trẻ so với vải dệt thoi nhưng tỷ trọng của vải dệt kim ngày càng tăng do nhu cầu và tính đa dạng của sản phẩm và hơn 50% số lượng sản phẩm xuất khẩu của nước ta được hình thành và phất triển đều ở dạng dưới vải dệt kim. Từ sơ sợi hình thành vải, ngoài hai phương pháp truyền thống kể trên người ta có thể sản xuất vải với dạng khác nhau bằng cách tạo màng, liên kết sợi đệm bằng cách cài đính, dán keo hay may thêu...được gọi chung là phương pháp không dệt. Mặc dù vải không dệt chưa được sử dụng nhiều trong các sản phẩm mặc lót ngoài hay lót trong của các sản phẩm may mặc trên thế giới nhưng chúng được sử dụng khá phổ biến trong các ngành khác nhau như: Xây dựng, giao thông, cơ khí.. với đặc điểm giá thành tương đối rẻ và quá trình sản xuất và cũng như gia công năng xuất được nâng cao hơn các sản phẩm khác. Đều này được chứng minh trong ngành y tế và đỉnh điểm là cuối năm 2019 là năm sản phẩm vải không dệt được sử dụng nhiều nhất do nhu cầu may khẩu trang để chống lại Covid 19 và xảy ra tình trạng thếu nguyên liệu để may đồ bảo hộ y tế và khẩu trang trên các nước ở thế giới ( Đây là đại dịch khủng khiếp xảy ra và cuộc khủng hoảng y tế, và các sản phẩm trong may mặc đặc biệt là ở các xưởng sản xuất vải không dệt và nhà sản xuất túi môi trường và túi vải không dệt. Vì thếu nguyên liệu đầu vào cũng như việc cách ly xã hội, cửa khẩu bị đóng cửa. Gây nên tình trạng kinh tế tê liệt ở tất cả các mặc hàng không những vải không dệt và tất cả các sản phẩm khác. Đều này đã dẫn đến việc tăng giá sản phẩm của vải không dệt và không còn rẻ như những năm chưa xảy ra dịch bệnh

Đều này dẫn đến tình trạng khẩu trang vải được sản xuất và đưa vào thay thế cho sản phẩm không dệt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao trong xã hội. Trong chuỗi cung ứng và sản xuất sản phẩm dệt may gia công vải cơ bản là thay đổi đặc trưng cấu trúc nguyên liệu từ dạng đường sang dạng mặt. Do đó các tính chất hóa lý của sơ sợi nhiều khi không ảnh hưởng nhiều đến quá trình này. Các nhà máy sản xuất vải thường được hình thành theo nguyên lý nguồn gốc nguyên liệu nên chúng được đặt tên theo tên chung như nhà máy dệt thoi, nhà máy dệt kim hay nhà máy sản xuất vải không dệt. Vải là nguồn nguyên liệu chính của ngành may và ngành thời trang nên tính thẩm mỹ luôn được đề cao. Vải được hình thành từ sơ sợi được gọi là vải mộc chưa thích hợp cho việc may mặc còn phải bổ sung cho một vài quá trình như in hoa, cào lông, làm mềm, làm bóng, cán láng. cán lông, trán phủ, tăng trọng, giảm định hình, căng định hình, giặt mài, xử lý phòng co...Đó là quá trình xử lý ướt bằng hóa chất, nước và nhiệt độ thích hợp và sấy khô và các tương tác cơ học khác làm cho vải có bề mặt đẹp hơn, ít nhăn và có tính chất phù hợp với may mặc hơn.

CÔNG ĐOẠN THIẾT KẾ THỜI TRANG VÀ MAY

Nguyên cứu và phân tích liên kết các mảnh vải tấm thì các loại trang phục cho con người cho từng giai đoạn và phù hợp với hoàn cảnh, đều kiện sinh hoạt là nhiệm vụ của người thiết kế thời trang và nhà sản xuất quần áo. Trong chuỗi gia công hàng dệt may, công đoạn này trở nên đa dạng và đa dạng nhất. Trước đây công đoạn cắt may và gia công cho một người nhất định được thực hiện bởi một thợ may và người có tay nghề thẩm mỹ. hình thức này vẫn còn tồn tại ở các cửa hàng may đo và phổ biến trong xã hội có mật độ nhịp độ hiện đại hóa chưa cao. Khi quần áo được sản xuất hàng loạt, các công đoạn thiết kế mẫu, cắt vải, may ráp chi tiết, hoàn tất sản phẩm...được làm trong những phân xưởng khác nhau. Ở đây quá trình biến đổi nguyên liệu thành vải thành quần áo được phân công chặt chẽ theo từng nguyên công, từng giai đoạn và từng mặt hàng. Sản phẩm quần áo được làm ra và cung cấp cho nhiều người hay nhóm người được phân loại theo dáng vóc. Hình thức trên được gọi là may công nghiệp. Với kiểu sản xuất như thế nhà thiết kế thời trang và nhà sản xuất đã tách rời ra. Ngày nay, thế giới sản xuất hàng hóa dưới mức độ toàn cầu. Quá trình hình thành công ty đa quốc gia và sản xuất từng ngành hàng cho từng nhóm quốc gia không ngừng xảy ra. Ngành thiết kế thời trang là một ngành công nghiệp theo nghĩa rộng, nhưng hàm lượng sáng tạo chất xám phải cao, tính tổ chức và dịch vụ quảng bá chuyên nghiệp, sản phẩm đầu ra chịu sự cạnh tranh và chịu sự kiểm duyệt gay gắt, có tính không ổn định, độ rủi ro lớn, nhưng lợi nhuận lại cao. Do đó, những thương hiệu thời trang nổi tiếng hiện nay vẫn nằm ở những quốc gia phát triển. May mặc là ngành thâm dụng, vốn cần ít cho thiết bị đầu tư, lợi nhuận thấp nên các xưởng may ( Hay các xưởng gia công) tập trung ở các nước đang phát triển, thu nhập đầu người chưa cao như ở nước ta.

CÔNG ĐOẠN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÀNG MAY MẶC

Chọn lựa các nguyên phụ liệu của ngành dệt nhuộm, và các ngành khác cho ngành sản xuất và may ra quần áo, kết hợp các mẫu mã theo thị hiếu của xã hội, tổ chức và phân phối chúng đến người tiêu dùng, tối ưu hóa lợi nhuận là chức năng của nhà kinh doanh, dịch vụ hàng may mặc. Đối với doanh nghiệp nhỏ công đoạn thiết kế mẫu, chọn nguyên phụ liệu, cắt may, và giới thiệu trực tiếp cho từng khách hàng cá nhân, và được tập trung về một đầu mối các cửa hàng thời trang hay của hàng may đo. Đối với doanh nghiệp vừa chỉ thực hiện một số công đoạn trong chuỗi quy trình từ chọn vải cho đến giao đến tay khách hàng là người may mặc. Ở đây xuất hiện nhiều loại doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, doanh nghiệp may, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm may. Đối với các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp tập đoàn đa quốc gia, tổ chức sản xuất kinh doanh ngành may mặc, được liên kết chặt chẽ cả một hệ thống, bao gồm các nhà máy chế biến sơ nguyên phụ liệu đến các của hàng phân phối quần áo hay các siêu thị, đôi khi các doanh nghiệp vừa cũng là mắc xích trong chuỗi sản xuất đó. Trong chuỗi sản xuất hàng dệt may người ta thấy giá trị của một đơn vị khối lượng của các đơn vị gia công là vật liệu dệt may tăng dần. Đó là kết quả của sức lao động, năng lượng và chất xám sự tương tác của con người và thiết bị, tác động lên chúng. Bất cứ sự sai lệch nào hay nhầm lẫn nào ở chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng đều gây ra những sai xót và hư hỏng ở sản phẩm đầu ra. Trong sản xuất, phế phẩm, chế phẩm là đều không thể trách khỏi, nhưng để giảm thiểu về những thiệt hại người ta quy ước với nhau về chất lượng sản phẩm của nhà máy ở công đoạn trước khi phải phục vụ lợi ích của nhà máy ở công đoạn sau.

PHÂN LOẠI VẬT LIỆU MAY THEO CẤU TRÚC.

Trải qua các công đoạn của chuỗi quá trình sản xuất dệt may, chúng ta nguyên liệu bị thay đổi và biến đổi cấu trúc không ngừng khi đi qua một nhà máy trong dây chuyền sản xuất. Các sản phẩm trung gian hay bán thành phẩm của từng khâu cũng có cấu trúc và tên gọi khác nhau, nhưng phụ thuộc phạm vi nội bộ của từng nhà máy và người dùng sau cùng không được tiếp cận nên chúng không được nhắc đến trong bảng phân loại vật liệu may. Đều nằm giải thích tại sao kén tằm, bông hạt, chip nhựa, trục cửa hay suốt chỉ...là những tên khá xa lạ đối với nhà sản xuất ngành may mặc.

Dựa trên kết cầu sản phẩm hay cấu trúc đầu ra của từng nhà máy sản xuất, trong chuỗi công đoạn của hàng dệt may. người ta phân loại vật liệu may chỉ gồm vài món chủ yếu như sơ sợi, vải và vật liệu khác.

Là sản phẩm của nguyên vật liệu chế biến ban đầu, được cho là thành phẩm cơ bản của vật liệu dệt may, có dạng phân tử liên kết nằm dọc trục liên kết trung tâm theo một hướng nào đó và được liên kết với nhau bằng một hướng phân tử. Xơ phải có kích thước chiều dài lớn hơn so với tiết diện và kích thước ngang. Đó là những vật liệu mảng, ngang, mềm và dễ uốn, mềm mại. Theo nguồn gốc hình thành hiện nay xơ được cấu tạo bởi hai nhóm bao gồm xơ thiên nhiên và xơ hóa học. Xơ thiên nhiên là loại vật liệu có sẵn mà loại người đã biết cách khai thác và sử dụng từ lâu. Những vật thể này đã được lấy ra từ thực vật như xơ, bông, lanh đay, dừa và chuối...hay từ động vật tơ tằm và len. Hầu như chúng là chất hữu cơ có thể phân hủy bởi sinh vật. Ngoài ra, xơ còn là vật thể vô cơ được khai thác từ các mỏ đá, khoáng chất.

Xơ hóa học là do con người tạo ra do các phản ứng hóa học trong các thiết bị chế biến. Nếu nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu các hợp chất hữu cơ cao phân tử có sẵn trong thiên nhiên, và sản phẩm đầu ra gọi là sơ nhân tạo. Nếu vật liệu đầu vào là các chất cao phân tử được liên kết với nhau người ta cho ra sợi tổng hợp. Ngoài ra có một số loại chất vô cơ người ta được gọi là tên riêng và không đặt theo tên theo cấu trúc trên Ví dụ: Như xơ cacbon, xơ thủy tinh, xơ gốm...

Do xơ nguyên liệu ban đầu được tạo ra từ nhiều nguồn gốc, và phương pháp khác nhau nên cấu tạo của chúng cũng có cấu tạo khác nhau. Đối với sơ ngắn được thu hoạch từ thiên nhiên như xơ thực vật, động vật...cấu trúc xơ có dạng là một dạng tế bào, có thể tách ra thành một dạng riêng biệt gọi là xơ cơ bản. Người ta co thể kéo được sợi từ chiều ngang của sơ là 15mm nên các xơ thường gặp trong sản xuất là xơ bông, xơ lanh, xơ len. Trong những trường hợp xơ có chiều dài quá ngắn, người ta không xé sơ thành những sợi riêng biệt mà sử dụng sơ ghép chúng lại với nhau theo hướng dọc với chiều dài nhất định bằng các chất keo tự nhiên, các sơ này gọi là sơ kỹ thuật. Hiện có trong sản xuất là sơ đay, lanh, hay sơ ximăng.

Đối với các sợi sơ được tạo ra bằng sợi liên tục như tơ tằm hay sơ hóa học, xơ cơ bản có chiều dài rất lớn ( Từ vài trăm mét đến vô tận) được gọi là xơ hay cước, đôi khi là sợi tơ hay sợi cước. Trường hợp sơ được tạo bằng cách cán những cán mỏng, màng nhựa, cuộn kim loại chúng được gọi là dải băng.

Riêng xơ hóa học được hình thành bằng cách kéo hay ép vật liệu qua các vật liệu quan những lỗ nhỏ thành những sợi liên tục, mỗi sợi này được gọi là sợi sơ silament.

Có một số sơ sợi người ta không thể kéo mà được thực hiện và sản xuất theo cách như làm tơi, đánh nguội, ép và kết dính với nhau để tạo thành tấm hoặc màng để giữ ấm cho mùa đông. Nguyên liệu đầu vào để thực hiện những công đoạn như thế này là lông ngỗng, vịt, tơ tằm...với yêu cầu các nguyên liệu đầu vào được làm sạch. Chúng được xếp thành các màng, đệm, gối cao cấp. Được sử dụng để làm nội thất, sofa hay trang trí cho ngành nội thất otô. Chúng ta có thể đi đến với thành phần thứ hai của ngành may mặc là sợi

SỢI

Đây là thành phần cơ bản trong ngành công nghiệp dệt may chúng được hình thành theo dạng xoắn ốc doc theo trục chính và song song, chúng được sản xuất ra từ những nhà máy chế biến sợi. Chúng được gắn bó với nhau bởi lực ma sát và kết dính chúng lại với nhau. Tùy theo hình dáng và cấu trúc của sợi người ta có thể phân loại sợi ra thành sợi sơ cấp hoặc sợi thứ cấp.

Sợi sơ cấp được kéo ra từ dạng nguyên thủy có kích thước nhỏ nhất: Từ sợi con và kéo ra từ các sơ cơ bản và được cắt ngắn. Sợi thứ cấp là loại sợi được tạo ra từ sợi sơ cấp và chúng được xoắn vào nhau, đan bệm và tạo thành hình xoắn ốc. Đều này được dùng để thay đổi tính chất kỹ thuật để tạo ra độ bền của sợi, tăng tính đàn hồi, giảm độ sù lông, giảm hiệu ứng và tăng bề mặt co giản. Chúng ta thường thấy những loại sợi bao gồm sợi hoa, sợi bông, sợi se.

Cùng với một tính chất của sợi nhưng quá trình sản xuất có thể tạo thành sợi có tính chất khác nhau tùy thuộc vào tính chất - quy trình gia công của nhà máy kéo sợi. Do đó, giá thành của chúng cũng khác nhau và được ứng dụng vào các lĩnh vực phù hợp với tính chất của sợi được tạo ra. Mặt hàng vải phù hợp với cấu trúc của đơn hàng, và nhà sản xuất theo yêu cầu.

Trong quá trình sản xuất sợi chúng được phân loại qua nhiều công đoạn hơn như các công việc như chải thô, chãi kỹ. Đối với việc chải thô, chải sơ thì chúng được xử lý bằng máy chải thô được dùng chủ yếu cho các nhà máy kéo sợi, chúng có độ dài trung bình. Sau qua giai đoạn chải thô, thường đến giai đoạn chải kỹ, ở giai đoạn chải kỹ thường chất lượng được nâng cao hơn, có chiều dài lớn hơn, tỷ lệ hao hụt sợi cũng lớn hơn, nhưng tạo ra được sợi vải mảnh hơn thường được dùng cho những loại vải cao cấp, vải dệt kim hay dùng để tạo chỉ may.

Vải trên thị trường hiện nay được gai công và sản xuất thành ba dạng khác nhau: Vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt. Vải được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau thành dạng tấm chúng có khổ và chiều dài khác nhau. Nếu chiều ngang chúng quá nhỏ thì chúng ta có thể dựa vào răng cưa hay để phân loại chúng.

Ngày nay người ta còn có ứng dụng mới vào công nghệ may là sợi Visco và sợi tre: Đây là sợi có thành phần xenlulo chiếm số nhiều và được đưa vào sử dụng đã 50 năm trước đối với sợi Visco, đối với sợi Tre được đưa vào sử dụng khoảng 10 năm trở lại đây được nhiều người quan tâm và ưa thích và có giá thành rẻ hơn so với sợi bông vải. Trong đó sợi Visco có sợi nhỏ hơn so với sợi tre, và có độ co giãn đứt lớn hơn so với sợi tre. Sợi nhỏ và mỏng hơn. Đối với nahf may hay các xưởng sản xuất áo thun sợi nhỏ có lợi hơn về độ se khít và sản lượng may ra coa hơn. Nhưng đối với nhà kéo sợi sợi nhỏ và mảnh làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất, độ hao vải cao nên giá thành loại visco bán ra sẽ cao hơn so với sợi tre. Ngoài ra, trong chương này có nghiên cứu về danh mục cơ sở của quần áo nhằm thiết kế sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm thời trang may sẵn trong các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nhà sản xuất hàng may mặc có thể lựa chọn sản phẩm có sẵn hoặc theo thiết kế tùy theo nhóm đối tượng khách hàng, hay thị trường và chủng loại sản phẩm doanh nghiệp. Mỗi loại thiết kế tùy theo kích cỡ và nhóm đối tượng khách hàng với thông số thiết kế tương ứng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vấn đề phát triển sản phẩm là vấn đề cần thiết phải làm nhưng để tạo ra sản phẩm thiết kế mang tính liên tục và bền vững thì những doanh nghiệp này thường bị vướng các vấn đề như sau: Nhân lực phát triển sản phẩm còn hạn chế rất nhiều, cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không có vốn và nguồn nhân lực làm việc này. Đối với các công ty lớn hơn thì thiếu đội ngũ nghiên cứu thị trường và phát triển thiết kế. Nhân công và nguồn lực còn yếu khi gặp các sản phẩm đòi hỏi về chất lượng thì bỡ ngỡ và không có khả năng xử lý vấn đề, do đa số những doanh nghiệp như thế này là doanh nghiệp gia công theo đơn hàng từu trước đến nay. Hệ thống đánh giá nghiên cứu và các công cụ nghiên cứu sản phẩm còn rất nhiều hạn chế công cụ đánh giá sản phẩm, đánh giá nguyên vật liệu còn yếu kém không có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tài liệu đánh giá sản phẩm, đánh giá con người đánh giá thị hiếu và nhu cầu thị trường cũng như size con người còn yếu. Nghiên cứu số đo, chất liệu vải theo mùa. Ngân hàng kết cấu sản phẩm, ngân hàng cơ sở dữ liệu còn hạn chế để nhằm phục vụ cho việc thiết kế mẫu. Số lượng mẫu không quá nhiều do đó để xây dựng cơ sở mẫu để làm nghiên cứu sản phẩm may mặc sẽ gặp nhiều khó khăn, và việc xây dựng cơ sở dữ liệu như vậy cũng vô cùng tốn kém, đều này nằm ở thiếu nguồn nhân lực cũng như thiếu vốn ở các cơ sở sản xuất may mặc dạng gia công.

Ngày ngành công nghệ thông tin đã phát triển giúp quá trình xử lý dữ liệu và thiết kế mẫu diễn ra cũng khá đơn giản mà có thể học được như hệ thống: GERBER, LECTRA, OPTITEX. Bài viết này hỗ trợ việt xây dựng cơ sở dữ liệu cho quần áo và cơ sở dữ liệu cơ sở cho quá trình phục vụ dữ liệu mẫu cho các cơ sở vừa và nhỏ ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu cho đối tượng khách hàng khác nhau và người tiêu dùng trong nước. Việc thiết kế mẫu theo từng độ tuổi, lứa tuổi giới tính, cân nặng để nằm thiết kế ra rập phù hợp với khách hàng. Việc sử dụng chương trình thiết kế tự động giúp cho quá trình thiết kế được dễ dàng hơn, bằng cách thay đổi thông số phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng và nhóm đối tượng cần phục vụ. Việc này là cần thiết để góp phần vào quá trình phát triển của ngành công nghiệp may.

Việt Nam hiện nay các cơ sở may chủ yếu là may gia công và sản xuất đơn lẻ. Những công ty và tập đoàn lớn đa số thuộc là công ty của nhà nước. Các công ty nhỏ lẻ Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn hàng và nguyên vật liệu. Chủ yếu tất cả nguyên vật là đều nhập khẩu từ nước ngoài đa số là của Trung Quốc. Bị phụ thuộc vào nhiều nguồn nguyên vật liệu, nguồn nguyên vật liệu không ổn định và không đảm bảo được chất lượng là yếu tố ảnh hưởng đến quá đầu ra của hàng hóa. Thứ hai, những bất cập trong việc phát triển thương hiệu may mặc đình đám và nổi tiếng. Việt Nam chủ yếu là nổi tiếng về gia công với nguồn lực nhân công rẻ, nhưng việc chọn nguồn lực nhân công rẻ chỉ là một yếu tố. Vì tư tưởng như vậy nên ngành may mặc của Việt Nam chủ yếu là gia công cho các công ty thiết kế của nước ngoài. Đều này dẫn đến nguồn thu nhập chủ yếu là các công ty thiết kế nắm là chính và chỉ một phần là tiền gia công của việt nam. Bởi nguồn nhân lực để thiết kế thương hiệu và tạo ra thương hiệu thời trang nổi tiếng không có thương hiệu nên việc thiết kế và ra dòng sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã phát triển thương hiệu và thành lập cửa hàng ở nhiều nước trên thế giới và đa số đã chiếm hết thị phần chính của ngành may mặc. Việt Nam là nước gia công nên phải ở thế gia công cho các đơn vị khác nên nguồn thu nhập không có. Chưa kể đến nguồn nguyên vật liệu là chủ yếu để hình thành lên sản phẩm cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài mà không thể sản xuất trong nước được tạo nên mất thị phần và không có năng lực để cạnh tranh với các nước khác.

Việt Nam vẫn đang là nước đang phát triển các sản phẩm chủ yếu là nhập khẩu và gia công cho các đơn vị nước ngoài nên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và nền tảng cơ bản để hình thành nên một nước mạnh mẽ. Từ phần mềm thiết kế, máy móc thiết bị, nguyên liệu sơ xợi cũng đều nhập khẩu. Tiềm lực tài chính cũng không đủ vững mạnh để cạnh tranh, gia công là con đường đành phải chấp nhận để từng bước phát triển và vươn lên.

Trong bài viết sau mình sẽ giới thiệu các bạn mố hình Just In Time đã từng ứng dụng hiệu quả tại TOYOTA và có thể ứng dụng trong ngành công nghiệp may mặc để bạn có thể cân đối được nguồn nguyên liệu  vào và quá trình bán hàng tránh tình trạng tồn kho hàng quá nhiều gây thiệt hại về kinh tế. Vấn đề này rất quan trọng trong các công ty thời trang lớn trên thế giới, việc kiểm soát tốt hàng tồn kho là một bài toán rất khó trong ngành may mặc. Việc tìm nguồn tốt ưu để cân đối là điều khó, các công ty thành công trên thế giới cũng thường nghiên cứu thị trường và nhu cầu thị trường sau đó lên thiết kế mẫu và tiến hành sản xuất. Nhưng việc tiến hành sản xuất bao nhiêu là bài toán hoang toàn khác. Việc thiết kế, marketing và đến tay khách hàng là quãng đường rất dài đòi hỏi cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên nhà sản xuất, marketing, thiết kế và đơn vị bán hàng. Nhằm đảm bảo hàng từ khi trên giấy đến tay khách hàng không có lỗi nào ở bất kỳ khâu nào. Mang tính an toàn cực cao. Nhưng việc thành công một dự án hay một đơn hàng trên thị trường như thế nào là đều rất khó đối với nha fthiết kế và kinh doanh. Việc thành công của dự án sẽ mang lại sự thành công khổng lồ và khoảng tiền lợi nhuận khổng lồ cho các đơn vị. Nhưng việc không ổn định cua rthị trường sai sót trong quá trình nghiên cứu sẽ dẫn đến hàng tồn kho rất lớn, sau đó là kéo theo hệ lụy kiểm soát hàng tồn kho, bảo quản hàng tồn kho và nhiều vấn đề khác nữa mà cần có biện pháp hữu hiệu nhất. Just in tiem là công cụ nhằm giải quyết vấn đề chi phí hiệu quả, tránh lãng phí, và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong quá trình hội nhập. Đây là công cụ được phát triển bởi công ty Toyota nhằm loại bỏ những nguyên liệu dư thừa, hàng tồn kho cao, hàng bị lỗi lớn, và khoảng cách giữa các công đoạn lớn. 

JUST IN TIME được T.C Cheng và cộng sự nghiên cứu 1998 nhằm đưa ra kết quả của nghiên cứu " Đúng sản phẩm, đúng số lượng, tại đúng nơi và vào đúng thời điểm". Mỗi công đoạn được sản xuất và tạo ra một số nguyên liệu mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới với đúng số lượng. Đây là thuật ngữ " Pull Prodution" có nghĩa là giai đoạn sau kéo theo giai đoạn trước, nên yêu cầu khâu trước phải sản xuất đúng loại, đúng số lượng và đúng thời gian giao. Khi không có yêu cầu thì không sản xuất. Và nếu coi giai đoạn sau là khách hàng của giai đoạn trước. Thì công cụ JUT được coi là giai đoạn trước cung cấp cho giai đoạn sau cho  khách hàng đúng thứ họ cần, đúng thời điểm, đúng số lượng ma fhọ mong muốn, và bổ sung nguyên liệu theo yêu cầu. Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản xuất ra những thứ mà khách hàng muốn. Thời gian của JIT là thời gian trễ được thu hẹp tối đa để đảm bảo sự cần thiết và chỉ tạo ra những sản phẩm cần thiết, trong thời gian vừa đủ, và tạo ra khối lượng hàng tồn kho tối thiểu cần thiết, nhằm mục tiêu hạn chế máy móc và nhân công nhàn rỗi. Như vậy công cụ JIT kiểm soát tất cả các khâu từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến khâu sản xuất, đến khâu sản xuất, và khâu tiêu thụ thông qua công cụ JIT như phương pháp: Bình chuẩn hóa khối lượng, hệ thống kéo, việc chia lô nhỏ và việc cải tiến liên tục, sử dụng công nhân đa năng, tối thiểu chi phí và thời gian lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ được. Chúng được tóm tắt trên sơ đồ dưới đây mà bạn có thể quan sát được.

A. KHÂU CUNG ỨNG

  • Chia lô hàng mua nhỏ
  • Củng cố mối quan hệ với nhà cung cấp

B. KHÂU SẢN XUẤT

  • Bình chuẩn hóa khối lượng công việc
  • Sản xuất lô hàng nhỏ
  • Sử dụng lô hàng kéo
  • Cải tiến liên tục
  • Giảm chi phí và thời gian lắp đặt
  • Thường xuyên bảo trì máy móc
  • Sử dụng công nhân đa năng

C. KHÂU TIÊU THỤ

  • Sản xuất theo nhu cầu khách hàng
  • Dự đoán thị trường

B. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT TRONG NGÀNH MAY MẶC

Ngành may mặc có đặc điểm phát triển từ ngành chế biến, là quá trình chuyển sợi hoặc vải thành quần áo, đồ dùng và vải vóc thông dụng. Sản phẩm may mặc bao gồm nhiều loại, có công dụng khác nhau, luôn gắn liền với thời trang và mẫu mốt theo từng thời kỳ, đồng thời chịu ảnh hưởng đáng kể từ truyền thống văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng. Quy trình sản xuất ngành may trải qua nhiều giai đoạn. 

- Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn này chủ yếu chuẩn bị cho nguyên phụ liệu đầu vào bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và quá trình cắt và may. Nguyên liệu chủ yếu của ngành may là vải các loại, cùng nhiều nguyên vật liệu khác như cúc, chỉ, khóa và các phụ kiện đủ màu sắc, kích cỡ, chủng loại theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Bạn muốn đặt hàng may áo thun hay túi vải thì hãy liên lạc với mình nhé qua đường link xưởng may áo thun có cổ 

Bên công ty minh gia huy chuyên may túi vải canvas, túi dây rút và áo thun bao gồm áo thun cổ trụ (Có cổ) áo thun cổ tròn (Tshirt) và Bảo Hộ Lao Động. Chúng tôi may theo yêu cầu của khách hàng, với chất liệu vải và thiết kế, nếu khách hàng chưa có mẫu sẵn bên mình sẽ hướng dẫn và tư vấn để các bạn có được sự lựa chọn tốt nhất.

 

Sản phẩm khác

Cách khâu vắt

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng